CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
Gói bánh chưng… Ảnh: Đức Duy
VH- Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm, biến thiên, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương đã trở thành tín ngưỡng thờ Quốc Tổ. Đó là nét độc đáo và là biểu trưng cho triết lý nhân văn "con người có tổ có tông" của văn hóa VN .
Nghi lễ văn hóa hiếm có trên thế giới
Cũng như nhiều người ở nhiều nước trên thế giới, người Việt cũng có tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên, vật tổ, thờ Mẫu... nhưng thờ cúng tổ tiên là một nét đặc sắc trong đời sống tâm linh người Việt. Dù theo tôn giáo nào, sinh sống ở đâu... dường như gia đình nào ở VN cũng có bàn thờ riêng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Hơn thế, thờ cúng Hùng Vương như một "thủy tổ" chung, trở thành tín ngưỡng thờ Quốc Tổ thực chỉ có ở VN. Đó chính là nét đặc thù của tín ngưỡng người Việt, đề cao chữ hiếu với triết lý nhân văn con người có tổ có tông.
Hơn thế, theo nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương, với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, tục thờ cúng Hùng Vương đã có những giao thoa, thâu nạp một số yếu tố của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo - ba tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tinh thần và văn minh vật chất của VN trong thời trung đại. Như vậy, Tín ngưỡng thờHùng Vương đã trở thành điểm nhấn trong giao thoa, tiếp thu, kết tinh nhiều nét văn hóa khác nhau với bản sắc riêng để tạo thành một hiện tượng văn hóa độc đáo của người Việt. PGS. TS Trương Quốc Bình, Viện VHNT VN khẳng định: "Trải qua hàng nghìn năm, ở VN tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên cùng được phát triển thành tín ngưỡng thờ Quốc Tổ. Đây là hiện tượng độc nhất trên thế giới khi cả quốc gia, dân tộc VN đã tự coi mình là có chung một nguồn gốc - đồng bào, rồi lập nên một khu mộ Tổ chung và đặt ra một ngày giỗ Tổ chung để thực hành những nghi lễ thờ cúng và tưởng niệm Vua Hùng - vị Quốc Tổ chung của cả quốc gia dân tộc".
  
... và chuẩn bị bánh dày dâng lễ Ảnh: Mai Loan
Khẳng định đạo lý cội nguồn, hòa hợp dân tộc
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa VN khẳng định: "Hùng Vương từ một anh hùng văn hóa trong truyền thuyết bước vào cuộc đời thực của người VN với tư cách là một biểu tượng văn hóa độc đáo ít thấy ở các quốc gia khác trên thế giới. Và do đó, chúng ta có thể khẳng định, tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt mà sự thăng hoa và biểu tượng văn hóa của nó là tín ngưỡng thờ Hùng Vương phải được tôn vinh với tư cách là một nhân tố biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc". 
Hồ sơ Quốc gia Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ đang trên đường đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại. Việc xây dựng Hồ sơ đệ trình UNESCO không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy giá trị di sản này mà còn khẳng định tư tưởng hướng về cội nguồn dân tộc, biết ơn tổ tiên để phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng của người VN.
Hơn thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nét tâm lý uống nước nhớ nguồn của người Việt nhưng cũng là nét tâm lý chung của nhiều tộc người. Việc đăng ký Hồ sơ Quốc gia này đệ trình UNESCO không chỉ giúp người Việt nhận thức sâu sắc thêm về sức sống di sản mà qua đó còn gửi những thông điệp về tư tưởng cội nguồn, biết ơn tổ tiên của người Việt với mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới. Từ đó, khẳng định sự trường tồn đạo lý cội nguồn, hòa hợp dân tộc có từ ngàn năm của người Việt và nâng cao ý thức tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của người Việt.
Dâng lễ vật lên các Vua Hùng. Ảnh: Ngọc Anh
Học giả quốc tế "nghiêng mình" với tín ngưỡng thờ Hùng Vương
Đáng chú ý, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói chung cũng như Tín ngưỡng thờ Hùng Vương nói riêng ít nhiều đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của các học giả quốc tế. TS Peter Knecht – ĐH Aichi Gakuin - Nhật Bản khẳng định: "Người Việt thờ cúng tổ tiên mà tiêu biểu là Tín ngưỡng thờ Hùng Vương, tập trung ở Đền Hùng chính là sợi chỉ gắn kết người Việt khắp mọi miền đất nước lại với nhau. Đặc biệt khi di sản này được UNESCO công nhận thì sự tác động này càng rõ và có thể ít nhiều làm ảnh hưởng đến mức độ chân thành, thành kính trong tín ngưỡng độc đáo này".
PGS.TS Diane Thram – ĐH Rhodes, Nam Phi là người đã từng 20 năm nghiên cứu Lễ hội Đền Hùng. Chính những trải nghiệm trong quá trình nghiên cứu đã làm học giả này có những bất ngờ thú vị. Nhà nghiên cứu của Nam Phi này cho biết: "Đã có lúc tôi băn khoăn Tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở VN là tôn giáo hay một tập tục, nghi lễ xã hội. Có một sức mạnh tâm linh to lớn khi đề cập đến tín ngưỡng này, nó như một sức mạnh chính trị nào đó". Trong khi đó, TS Peter Knecht – ĐH Aichi Gakuin - Nhật Bản khẳng định Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là một sợi chỉ gắn kết người Việt khắp đất nước lại với nhau và cho rằng VN cần phải giải quyết sự tác động của du lịch để tập quán tín ngưỡng này phát huy giá trị độc đáo.
Phúc An Chi

SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ